Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Cây cao su ở Bình Phước lên ngôi

Những năm gần đây, giá xuất khẩu liên tục tăng nên cao su đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao không một loại cây nào bằng. Hơn nữa, vốn đầu tư ban đầu cũng như công sức chăm sóc thấp hơn nhiều so với những loại cây trồng khác.

Những năm gần đây, giá xuất khẩu liên tục tăng nên cao su đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao không một loại cây nào bằng. Hơn nữa, vốn đầu tư ban đầu cũng như công sức chăm sóc thấp hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. Vì thế, cây cao su lên ngôi và đã đánh bạt cả cây rừng, đánh gục cây điều, bứng cả vườn tiêu, lấn chiếm đất rừng, thậm chí là vườn quốc gia và ngay cả những ruộng lúa… Đặc biệt là từ khi cây cao su được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là cây đa mục đích (coi cao su cũng như cây rừng - theo Quyết định 2855/2009/QĐ-BNNPTNT) và được Nhà nước khuyến khích trồng... thì nhà nhà, nơi nơi trồng cao su. Cao su lên đỉnh đồi, xuống ven suối chẳng nề hà đất đỏ hay đất gan gà, đất sét hay đất sỏi hoặc đất xám bạc màu.




Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, tổng diện tích trồng cao su của cả nước trong năm 2009 là 674.200 ha. Trong khi đó, theo Quyết định 750/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3-6-2009 về chiến lược phát triển cây cao su thì đến năm 2010, diện tích cao su của cả nước phấn đấu đạt 715.000 ha. Như vậy, kế hoạch trồng mới cao su không những đi trước thời gian 1 năm mà còn vượt kế hoạch tới 24.200 ha. Từ lợi ích trước mắt nên từ năm 2007, cây cao su ồ ạt tiến lên vùng Tây Bắc. 3 năm qua, các tỉnh trong vùng đã trồng được 15.000 ha.

Dự kiến hết năm 2010, diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Bắc sẽ là 42.000 ha, trong đó 7 tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, có diện tích cao su trồng mới trên 20.000 ha. Có không ít người lạc quan hơi sớm nên đã cho rằng cây cao su là cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét